Trang

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Hướng nhà phạm Thái Tuế sát


Trong lịch Vạn sự chúng ta thường thấy các tuổi 13, 25, 37, 49, 61, 73… là gặp năm Thái Tuế. Bởi vì Địa chi của năm đó giống như Địa chi năm ta sinh ra nên thường gọi là "phạm Thái Tuế", hay là "gặp năm tuổi"…

Còn trong Phong Thủy, Thái Tuế có ảnh hưởng rất lớn và những ảnh hưởng đó lại rất không tốt. Thái Tuế bay đến ngay hướng nhà đang ở sẽ sinh ra nhiều chuyện thị phi, kiện tụng, tranh chấp, tiểu nhân, tai ương... mà ta thường gọi là gặp thời vận xấu. Trường hợp ấy, ít ai ngờ nhà mình đang ở lại gặp phải Thái Tuế sát.

Để biết hướng nhà của ta đến năm nào thì phạm Thái Tuế sát, Vzone xin gửi đến bạn đọc thông tin sau:

    Nhà ở hướng Bắc thì đến năm Tý là phạm Thái Tuế.

    Nhà ở hướng Đông - Bắc thì đến năm Sửu, Dần là phạm Thái Tuế.

    Nhà ở hướng Đông thì đến năm Mẹo là phạm Thái Tuế.

    Nhà ở hướng Đông - Nam thì đến năm Thìn, Tỵ là phạm Thái Tuế.

    Nhà ở hướng Nam, thì đến năm Ngọ là phạm Thái Tuế.

    Nhà ở hướng Tây - Nam thì đến năm Mùi, Thân là phạm Thái Tuế.

    Nhà ở hướng Tây thì đến năm Dậu là phạm Thái Tuế.

    Nhà ở hướng Tây - Bắc thì đến năm Tuất, Hợi là phạm Thái Tuế.

Đặc biệt chú ý: Nếu ta tuổi Tý, nhà ở hướng Bắc mà gặp năm Thái Tuế sát vào năm Tý, thì vận hạn lại càng xấu hơn…

CÁCH HÓA GIẢI

Trong trường hợp gặp Thái Tuế sát, bạn chỉ cần treo kính bát quái trước cửa chính là có tác dụng hóa giải Thái Tuế sát.

Tuy nhiên bát quái không phải lúc nào củng có tác dụng khi ta mua từ tiệm về để dùng. Bạn cần đem đến chùa nhờ  làm thủ tục "Khai quang" cho bát quái, thì sử dụng mới có hiệu quả.

(Tất nhiên việc đặt bất cứ dụng cụ nào để hóa sát trong phong thủy,đều phải xem ngày Trực Trừ và giờ Hoàng Đạo để đặt).

Yếu tố địa hình bên ngoài nhà

Một ngôi nhà được coi là thịnh vượng, đem đến sự thoải mái an toàn cho gia chủ không phải chỉ có kiến trúc đẹp, trang thiết bị hiện đại là đủ, mà còn phải có điều kiện môi trường xung quanh tốt. Nếu điều kiện của địa hình bên ngoài không tốt thì kiến trúc bên trong cho dù có chăm chút đến mấy cũng là không đủ, thậm chí khó tránh khỏi sự suy giảm về sức khỏe, tài lộc và công việc.

Địa hình bên ngoài ngôi nhà chính là một trong những yếu tố rất quan trọng. Trong khoa học gọi là yếu tố cần cho sự thịnh vượng của những người sống trong nhà.

Ngõ đâm nhà

Một trong những ảnh hưởng không tốt của địa hình bên ngoài đối với một ngôi nhà là bị đường lộ hoặc ngõ hẻm đâm vào. Cửa nhà nằm trực diện với đường lộ lớn, xe cộ và người qua lại luôn thẳng hướng đi tới, tạo cảm giác luôn có thể xảy ra tai nạn vào bất cứ lúc nào, từ đó sẽ gây tâm lý bất an. Cư trú lâu ngày trong ngôi nhà như thế dễ bị suy giảm sức khỏe, sinh ra bệnh tật, dễ làm nảy sinh những quyết định sai lầm ảnh hưởng tới cuộc sống, sự nghiệp.

Xung thiên sát: Khoảng hẹp do cách tường của 2 nhà đâm vào cửa.

Xung thiên sát

Đối với trường hợp là ngõ hẻm nhỏ, hoặc khe hở hẹp giữa hai tòa nhà đối diện (gọi là xung thiên sát) mà nhỏ hơn so với cửa nhà hoặc bề mặt đối diện của ngôi nhà thì càng tạo ra xung khí mạnh cuốn theo không khí, gió, bụi, tạp âm tác động đến gia chủ. Sự tác động đó có thể ví như dòng chảy xiết và những ảnh hưởng xấu càng diễn ra nhanh hơn. Trường hợp này, xây cất cửa hàng cửa hiệu để kinh doanh cũng không tốt.

Trên đây là 2 trường hợp nên tránh khi xây dựng một ngôi nhà. Vì, nếu chỉ chú trọng đến phương hướng, bố cục, cách bài trí của ngôi nhà mà không quan tâm đến cấu trúc tốt xấu của địa hình bên ngoài, chính là chỉ chăm chút phần ngọn mà bỏ qua phần gốc.

Luận Cát - Hung qua ngoại hình ngôi nhà

Một căn nhà lý tưởng trong Phong thủy cần thiết có sự thông thoáng, bảo đảm ánh sáng tự nhiên và có đường hướng gió thổi vào cho thật lưu thông. Trong khoa Phong thủy nhà ở tự nhiên cũng như trạch mệnh của từng gia chủ. Thiết kế Phong thủy nhà ở cũng giống như thân thể nội tạng của con người.

   Cánh cửa cái giống như một cái miệng được sự hấp thu từ khí trời cũng là nơi nghinh tiếp các chư vị thập phương cũng như khách hàng, bạn bè… Phòng chủ nhân giống như tim gan, ở vị trí trung tâm ngôi nhà.
Sắp xếp cát hung cho tầng 1 của nhà

   Chỗ đi lại, nhà xe, giếng trời, hàng hiên, ban công... đều không phải nơi sinh hoạt thường xuyên nhưng đóng vai trò phụ trợ, kết nối, chuyển tiếp giữa trong ngoài, trước sau, giữa các chỗ Cát - Hung với nhau.

   Hành lang chính từ cổng, cửa lớn thông tới phòng chính của chủ nhân giống như khí quản, thông đến thư phòng, gian bếp… như kinh mạch hoặc huyết quản. Nếu cơ thể chúng ta sinh ra chẳng may bị các bộ phận nội tạng nằm sai vị trí, dư hoặc thiếu thì cũng khác thường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bố trí sắp xếp các phòng ốc là rất cần thiết cho chúng ta.

   Ví dụ một căn nhà không thể bố trí miệng cầu thang ngay giữa phòng khách hoặc phòng ngủ… Để thiết kế phù hợp nhất đầu tiên là phòng khách sau đó là phòng ngủ, bếp, toilet cuối cùng là phần không gian nhỏ để tạo giếng trời nhằm đưa gió, không khí tự nhiên vào nhà. Nếu các bạn chỉ thiết kế sai 1 vài vị trí có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tinh thần hoặc tài lộc…

   Để trở lại chủ đề luận cát hung phong thủy qua ngoại hình gia trạch, tác giả Ngô Bạch có đôi điều kiến giải những ưu và khuyết điểm để các gia chủ có tầm nhìn sâu rộng hơn về phong thủy ngoại thất. Theo đó, đường đi lấy thông thương làm chính. Đường sá ở bốn phía quanh nhà thế nào, khoa địa lý đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế chủ về trong nhà bất hòa, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà ra đi cũng có thể ảnh hưởng về bệnh máu huyết.

   Nhà nằm trên đường hình chữ đinh, chủ về phá bại. Luận về cát hung, vượng suy của trạnh vận, thì có hai loại đường hình chữ đinh. Một là đường chữ đinh hướng ngoại, hai là đường chữ đinh hướng nội. Theo kinh nghiệm, loại đường chữ đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai họa nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trực xung (đâm thẳng vào)

   Chái nhà giống như chân tay của người. Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luận Trung Quốc, nhà mà phía bên phải không có chái thì nữ nhân tử vong, bên trái không có chái thì nam tử vong

Sắp xếp Cát Hùng cho phòng ngủ

   Đây là ví dụ về cách sắp xếp Cát Hung cho một phòng ngủ, nhờ hiểu về không gian Cát Hung mà cửa sổ và cửa đi phòng ngủ không mở vào giường nằm, gương soi và tủ áo về phía cuối chân giường.

   Dương trạch (phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết tới họa phúc, cát hung của đời người. Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấp là không tốt, vì khí bị tù hãm.

   Dương trạch tốt là các phương diện được điều hòa cân bằng, vừa đề phòng tai họa,vừa bảo đảm vệ sinh ở xung quanh lại ánh sang đầy đủ, thông thoáng, yên tĩnh.

   Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm trong nhà đủ ánh sáng, thích hợp lòng người thoải mái, sinh hoạt mỹ mãn…

   Luận về phong thủy nhà ở, phàm phía bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là thanh long, mé hữu có đường dài hoặc hàng cây, gọi là bạch hổ, phía trước có ao hồ gọi là chu tước, đằng sau có gò cao gọi là huyền vũ, thì là đất cực quý.

   Trước cửa, nhìn thẵng có ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những điều bất hạnh.

   Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao sau thấp, thì rất bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật tự.

   Tối kỵ cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng có qui mô lớn, ở nơi có giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cổi xác xơ, ở ngay dòng chảy xộc thẳng tới, ở nơi sóng núi chọc thẳng đến, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể.

Chọn hướng nhà theo phong thủy

Phân tích theo hướng mệnh trạch, mỗi người đều có đến 4 hướng cát và 4 hướng hung nên dễ dàng linh hoạt điều chỉnh để hướng mệnh trạch phối hợp tốt với hướng giao tiếp và hướng khí hậu. Thậm chí gia chủ (thường là người cha, người chồng) gặp hướng không hợp tuổi, nhưng các thành viên khác trong gia đình lại hợp thì ngôi nhà vẫn tốt cho đa số, chỉ cần thay đổi vị trí, phương hướng tại không gian của riêng gia chủ.
Phân tích theo hướng phương vị, nếu hoàn cảnh chung quanh trước sau không thuận tiện thì có thể xoay hướng nhìn (chỉnh cửa, đổi vị trí chức năng phòng, đảo bếp…) sao cho phương vị thuận tiện hơn mà vẫn tuân thủ các hướng kia. Cần lưu ý nguyên tắc đa cát thắng thiểu hung để chọn giải pháp nào đạt nhiều điều tốt hơn chứ không nhất thiết phải đạt tốt tối đa!
Hướng khí hậu vốn không thay đổi, nên khi chọn nhà hợp mệnh mà gặp hướng nắng gắt (tây) thì vẫn có thể dùng kết cấu, hình khối lồi thụt để bao che, ngăn bớt bức xạ, mở cửa đón gió ở các hướng tốt hơn. Thậm chí nhà phố hướng tây chưa chắc đã nóng vì mặt tiếp xúc hướng tây chỉ khoảng 4 đến 6m có thể dùng lam, trồng cây che chắn. Trong khi đó, mặt bên hông dài được hướng nam nếu khéo mở giếng trời hoặc cửa sổ trên cao thì vẫn lấy gió rất mát.

Phân tích theo hướng giao tiếp, khi một nhà nhìn ra hướng tốt so với tuổi gia chủ nhưng vị trí trong hẻm quá nhỏ, hoặc nằm bên đường xa lộ cao tốc khó rẽ vào được thì hướng giao tiếp của nhà đó cũng xấu đi. Hoặc có nhà ở bên cạnh xưởng máy ồn ào thì dù dễ đi ra đi vào, nhưng giao tiếp vẫn không thoải mái.

Tổng hợp các yếu tố về bản thân con người và môi trường người đó cư ngụ, ta sẽ có được giải pháp chọn lựa hướng nhà sao cho phù hợp nhất.
Bốn loại hướng nêu trên phải được quan tâm và xử lý cụ thể từ xa đến gần chứ không đơn giản chỉ là hướng hợp tuổi (mệnh trạch). Rõ ràng vai trò của người làm quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị rất quan trọng trong việc bảo đảm môi trường sống thuận tiện, an lành cho khu dân cư.

Khi đi vào từng ngôi nhà cụ thể, người kiến trúc sư sẽ quyết định cách xử lý về khí hậu, giao tiếp và phương vị (tức chiếm 3/4 loại hướng nêu trên) thông qua bố trí mặt bằng, phân khu chức năng, mở cửa, xử lý nội ngoại thất… mà chắc chắn không “thầy” địa lý nào có thể làm thay được. Cứ cho là kiến trúc sư chưa rành về Dịch học hoặc không thích bấm tay xem tuổi giáp ất càn khôn thì anh ta vẫn có thể dùng bảng tính tuổi mà gia chủ cung cấp (đi xem thầy, coi sách…) như một cơ sở thông tin góp phần xử lý hoàn thiện phương án thiết kế.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Cách đo hướng nhà


Đưa la bàn ra phía trước nhà, đứng nhìn thẳng về phía trước . Muốn cho THẬT CHÍNH XÁC thì cần vẽ một đường thẳng song song với bức tường phía trước nhà, cách tường khoảng 2m. Rồi đứng sao cho 2 gót chân chạm lên đường thẳng đó .

Có như vậy hướng nhìn thẳng về phía trước mới chính xác là hướng nhà . Sau đó cầm ngửa mặt la bàn lên trời, và phải cầm cho bằng phẳng, để kim la bàn có thể tự động xoay chuyển cho đến khi nó ngừng hẳn. Lúc đó mũi kim la bàn sẽ nằm ở chính BẮC (tức 0 độ). Rồi giữ nguyên như thế, nhưng đưa la bàn lên gần mắt, mắt nhìn thẳng về phía trước (nhưng xuyên qua mặt la bàn) thì sẽ biết hướng nhà là bao nhiêu độ. Nhớ là khi coi vẫn phải để ý 2 vấn đề là:

1/ Giữ cho la bàn bằng phẳng, để kim vẫn có thể di chuyển linh hoạt. Nếu để nghiêng la bàn thì kim sẽ bị “kẹt” và do đó sẽ chỉ sai hướng.

2/ Mũi kim của la bàn vẫn phải chỉ về chính BẮC (tức 0 độ), chứ không được xê dịch đi đâu cả . Thường thì trên mặt la bàn sẽ có 1 mặt kiếng có thể xoay được, trên đó cũng thường có 1 đường kẻ . Cho nên chỉ việc đưa la bàn lên gần mắt, giữ cho kim không còn xoay chuyển nữa, rồi xoay mặt kiếng cho đường thẳng vẽ trên đó thẳng với phía trước thì tuyến độ ngay chỗ đường thẳng đó chính là hướng nhà.

Vị trí 4 phương trong phong thủy

Từ xưa, người ta đã rất quan tâm đến sức mạnh của phương hướng. Nó gồm có 4 phương chính: phía Bắc (Gió lạnh) được ngự trị của nước (Thủy), phía Nam (Ánh nắng ấm áp) biểu tượng của lửa (Hỏa), phía Đông (Mặt trời mọc) biểu tượng của gỗ (Mộc), phía Tây (Mặt trời lặn) biểu tượng của kim loại (Kim). Trái đất (Thổ) chiếm giữ vị trí trung tâm được bao bọc bởi các phương hướng này...

Hướng Bắc

Hướng Bắc tượng trưng phần âm của các đồ vật và mạng (cốt) của nó là Thủy.

Sao Bắc Đẩu chính là tâm điểm, chiếm vị trí trung tâm và là ngôi vị đáng nể trên bầu trời đêm.

Trong thuật phong thủy, bất cứ loại cửa nào mở ra ở nhà hướng Bắc đều không được ưa chuộng. Sự băng giá, tuyết phủ vào mùa đông là những lý do để người ta không làm nhà về hướng này.

Với căn nhà xây hướng Bắc, người ta sẽ xây các bức tường vững chắc ở phía bên ngoài căn nhà để bảo vệ các hướng cửa đi vào một căn phòng hoặc phòng ngủ, đó là điều có thể chấp nhận được và các cánh cửa, cửa sổ đều hướng về phía Nam để đón nắng ấm của phương Nam và trung hòa cơn gió lạnh thổi từ phương Bắc đến.

Bởi ánh sáng của bầu trời đêm hướng Bắc tốt hơn, chúng ta nên hướng chúng vào một mái nhà dốc hoặc vào một góc. Những ai muốn tăng thêm cái nhìn ấm áp cho tường phía Bắc, bên trong căn nhà có thể trang trí thêm một bức tranh có màu đỏ cam hoặc màu sắc ấm áp khác, hay trang trí những thứ khác trên tường để trung hòa vị trí lạnh lẽo này.

Một lò sưởi sát tường nền hướng Bắc cũng rất tốt.

Hướng Nam

Theo phong thủy, hướng Nam tượng trưng cho dương lực, mùa hạ, sự ấm áp và phương Nam đầy nắng ấm, mạng của hướng này là Hỏa. Ở cả nội và ngoại phong thủy, hướng Nam là tốt nhất và lành nhất.

Theo truyền thuyết Trung Quốc, các đình chùa và các cấu trúc xây dựng quan trọng đều hướng mặt về phía Nam.

Hướng Đông

Hướng Đông biểu tượng của mùa Xuân, tượng trưng là Rồng (tiêu biểu cho phái nam), cốt của nó là Mộc, tương quan với lửa nhưng khắc với đất và kim loại.

Đối với nội phong thủy, một bức tường vững chắc hoặc một bình phong bao bọc cái bàn hay chiếc ghế đặt ở vị trí đặc biệt và được xem như là lực đẩy lùi những phần tử không tốt.

Với ngoại phong thủy, nếu có một ngọn núi hoặc đồi nhỏ uốn khúc ở đằng trước ngôi nhà là rất tốt và tốt hơn nữa nếu có thêm một dòng nước hay con mương chảy ở phía Đông để nuôi dưỡng khu đất này. Và thế đất ở phía Đông căn nhà cần phải hơi cao hơn thế đất phía Tây.

Một bức họa hay một tác phẩm điêu khắc hình con rồng được treo trên tường phía Đông trong nhà sẽ giúp cho gia chủ vượt qua những cảnh xấu như: cột khói, một vật lớn có những cạnh nhọn, một thân cây chết...

Hướng Tây

Đây là nơi ngự trị Bạch Hổ (cọp), với cốt là Kim.

Hướng này tượng trưng cho mùa Thu và tương quan với nước, nhưng khắc với gỗ và lửa. Nước tượng trưng cho âm và vì thế màu mỡ, thịnh vượng, giàu có và phát triển.

Các vật có liên hệ với nước như: sông, hồ, ao, nước bể nuôi cá, cây mọc dưới nước, bình cắm hoa có nước... đều có lợi cho hướng Tây.

Trong phong thủy thực hành hiện đại, nước được đặt ở phía Tây của căn phòng mang ý nghĩa có tiền bạc và giàu có. Hướng này tượng trưng cho sự dồi dào, tình thương và mơ mộng, vì rằng nước nuôi dưỡng những sự kiện và các mối quan hệ. Vì thế, bức tường phía Tây, hoặc một góc phòng phía Tây Bắc của một phòng ngủ, là vị trí rất thích hợp để bài trí những vật có liên quan đến nước.

Ở các đền chùa, nhà thờ, các bàn thờ, điện thờ, người ta cũng thường bố trí hướng mặt về phía Tây (phương Tây cực lạc).